Sử dụng bột đá CaCO3 mang lại đổi mới và hiệu quả trong quá trình sản xuất. Tính ứng dụng cao của nó đem lại những lợi ích đáng kể cho các ngành công nghiệp hiện đại. Đóng vai trò là nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong việc sản xuất ra nhiều loại nhựa, bê tông nhựa, vật liệu xây dựng, gạch men, nhựa PP, sơn nước, giấy, cao su….
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về ứng dụng của bột đá CaCO3 trong ngành công nghiệp, từ đó làm nổi bật vai trò quan trọng của nó trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sản phẩm.
Giới thiệu về bột đá CaCO3
Định nghĩa và thành phần hóa học
Canxi Cacbonat (CaCO3) hay còn được biết đến là bột đá CaCO3, có mật độ dao động từ 2,6 đến 2,8g/cm³. Chúng xuất hiện dưới dạng bột trắng, không mùi, thực tế không tan trong nước.

Lịch sử phát triển và sử dụng
Bột đá có nguồn gốc trực tiếp từ việc khai thác đá vôi và đá phấn – hai nguồn trữ lượng canxi cacbonat. Quá trình sản xuất và ứng dụng bột CaCO3 đã có bước tiến lớn:
- Đá vôi và đá phấn đã hình thành từ quá trình lắng đọng của các loài nhuyễn thể, ốc sên và san hô hóa thạch nhỏ trong hàng triệu năm. Đây là nguồn cung cấp chính CaCO3.
- Vào cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy việc chế biến đá trên quy mô lớn đặc biệt trong các ngành công nghiệp sản xuất vôi, xi măng và thủy tinh. Chúng bắt đầu được sử dụng làm chất độn, chất ổn định và chất điều chỉnh trong sản xuất.
- Đến giai đoạn bột đá công nghiệp phổ biến trên thị trường, bột nghiền mịn được phát triển mạnh mẽ nhờ công nghệ hiện đại. Đáp ứng được tiêu chí cao trong ngành công nghiệp giấy, nhựa, cao su và sơn để cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm chi phí.
- Hiện nay, bột đá siêu mịn có kích thước rất nhỏ đáp ứng được trong các lĩnh vực tiến tiến như y học, thuốc, thực phẩm, môi trường và thú ý.
Vai trò quan trọng của bột đá CaCO3
Nhu cầu đời sống sinh hoạt và sản xuất gia tăng kéo theo nhiều thách thức cấp bách về môi trường, sự dần cạn kiệt các nguồn tài nguyên đặc biệt là tài nguyên không thể tái tạo và tình trạng thiếu bãi chôn lấp do lượng rác thải ngày càng tăng cao…
Do đó, việc sản xuất bột đá CaCO3 thân thiện với môi trường, ứng dụng và tái tạo chúng trở nên rất quan trọng, vì nó là nguồn khoáng sản tự nhiên trữ lượng lớn đáp ứng đủ cho nhu cầu hiện nay.
Sản xuất và quy trình chế biến bột CaCO3
Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất bột đá canxi cacbonat là đá vôi, được khai thác trực tiếp từ mỏ đá vôi – nguồn trữ lượng CaCO3 lớn nhất.
– Nguyên liệu đá sẽ được chọn lọc đạt tiêu chuẩn mới mới vận chuyển về nhà máy.
– Nguyên liệu được nhân viên KCS, thủ kho kiểm tra sơ bộ bằng cảm quan và độ trắng của đá.
– Đá nguyên liệu sẽ được kiểm tra lần nữa: lựa chọn loại không bìa, vỉa, không bám đất, kích thước vừa phải và rửa sạch, để khô ráo mới nhập kho.
– Kho chứa đá nguyên liệu đảm bảo sạch sẽ, không bụi bẩn, không có cát để tránh nguyên liệu bị lẫn tạp chất.
Quy Trình Khai Thác
– Khảo sát và thăm dò: Đội ngũ công nhân sẽ tiến hành khảo sát địa chất để xác định chất lượng và vị trí cần khai phá.
– Phá nổ: Sau đó dùng máy khoan sâu vào lớp đá vôi và đặt thuốc nổ vào lỗ để phá thành các khối đá có kích thước rất lớn.
– Vận chuyển và phân loại: Sau đó dùng xe tải cỡ lớn để vận chuyển đá vôi đến các trạm chế biến hoặc nhà máy nghiền, quá trình xử lý bắt đầu. Các mảnh vỡ này được đưa vào máy sàng lọc loại bỏ tạp chất và tách ra theo kích thước bằng nhau.
– Đập đá và phân ly: Tiếp theo, dùng máy đập búa đề dùi thành các khối đá hộc nhỏ có kích thước vừa phải và phân ly thành các loại kích thước 1×2, 2×4, 4×6 cm… theo từng loại sản phẩm.

Các giai đoạn chế biến
Quy trình sản xuất bột đá công nghiệp trải qua nhiều công đoạn phức tạp, sản phẩm bột mịn đạt tiêu chuẩn:
- Nghiền vừa và mịn: Trong giai đoạn nghiền đá vôi vừa và mịn, có thể chọn loại máy nghiền búa hoặc nghiền va đập với công suất trục lăn lớn là phù hợp. Đá vôi bị nghiền nát, tạo ra kích thước hạt đá nhỏ hơn 90 – 150µm và vật liệu lớn hơn 150µm sẽ được đưa trở lại máy nghiền sàng rung để nghiền lại.
- Nghiền siêu mịn: Các mảnh đá vôi nhỏ (≤150µm) được đưa đến silo bằng thang máy gầu, chúng có thể được đưa đều và định lượng vào máy nghiền bằng máy cấp liệu rung và sản xuất bột đá vôi siêu mịn.
- Sấy khô và đóng gói: Bột canxi cacbonat tinh khiết được sấy khô và đóng gói để lưu kho thành phẩm hoặc vận chuyển đi bán.
Ứng dụng của bột đá CaCO3 trong các ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp nhựa
Bột đá CaCO3 được sử dụng rộng rãi là một phụ gia ngành nhựa để sản xuất một số sản phẩm nhựa có tính ứng dụng cao hiện nay như: PP, PE, PVC… Sử dụng bột canxi trong nhựa nhiệt rắn giúp cho sản phẩm tăng độ bền, giúp độ phân tán chất nhựa tốt hơn, tăng độ láng bóng cho bề mặt sản phẩm và tiết kiệm thời gian và giảm chi phí.

Ngành công nghiệp giấy
Các khoáng chất trong bột giấy có mức độ độn có thể lên đến 50%. Nguyên liệu độn chính khá hiếm và khó tìm trong tự nhiên là cao lanh và đất sét, hiện nay đang chuyển dần sang công thức khoảng 40% cao lanh và 60% bột đá canxi cacbonat trong sản xuất giấy.
Loại bột đá làm giấy thường siêu mịn có kích thước từ 5 đến 60 micronmet, tạo bề mặt giấy mịn màng nên hấp thụ mực tốt cho in ấn. Đồng thời bột CaCO3 giúp tăng độ trắng giấy khá tự nhiên và độ bóng ổn định nên sản xuất giấy viết có thể bảo vệ mắt.

Ngành công nghiệp sơn
Trong sản xuất sơn bột đá CaCO3 siêu mịn làm chất độn chính, góp phần tăng độ trắng, tạo độ sáng, tăng tính hấp thụ dầu cho sơn, ổn định độ pH và cải thiện độ nhớt cho sơn… Đặc biệt, giúp quá trình sơn phủ lên bề mặt không bị vón cục hay lắng đọc, thích hợp để sản xuất sơn có tính thẩm mỹ cao.

Ngoài ra bột đá còn giúp nâng cao tính quang học và giảm trọng lượng riêng cho sơn nước trang trí.
Ngành công nghiệp xây dựng
Bột đá CaCO3 có rất nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp xây dựng. Chúng chủ yếu được sử dụng để sản tạo ra xi măng, gạch men terrazzo, bê tông nhựa asphalt, vữa chống thấm, bột bả tường, vữa chịu nhiệt, keo dán gạch, keo chít mạch… Hiện nay bột đá công nghiệp đã thông dụng và không thể thiếu cho nhiều công trình xây dựng hiện đại.

Ngành công nghiệp cao su
Bột đá CaCO3 cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất cao su. Hợp chất canxi cacbonat được sử dụng để kiểm soát độ nhớt, tình trạng giãn nở và co lại của thành phẩm một cách chính xác hơn trong khuôn đúc, đảm bảo độ bền và hiệu suất của cao su kể cả trong môi trường có sự thay đổi nhiệt độ lớn. Ngoài ra, bột đá còn giúp nâng cao tính chất cơ học và quang học của sản phẩm.

Tác động môi trường của việc sử dụng bột đá CaCO3
Tác động tiêu cực
Khai thác đá vôi là một trong những hoạt động sản xuất có tác động tiêu cực tới môi trường, trong đó quan trọng nhất phải kể đến cảnh quan, địa hình, hệ sinh thái khu vực.
– Tác động đến cảnh quan thiên nhiên: Gây phá hoại cảnh quan dãy đá vôi, khai thác quá mức làm mất đi các giá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ. Làm thay đổi bề mặt địa hình vùng mỏ.
– Ô nhiễm không khí: Môi trường không khí bị nhiễm bụi, khói, khí độc, tiếng động, chấn động, đá nổ. Bụi đá ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây ra các bệnh nghề nghiệp, bệnh về đường hô hấp, tim mạch, giảm thích lực.
– Ô nhiễm nước: Thay đổi mạch nước mặt ngầm và nước mặt, mưa chảy tràn làm lẫn chất lơ lửng, dầu mỡ, bụi đất đá gây ô nhiễm nguồn nước.
– Tiêu thụ năng lượng và phát thải CO2: Qua quá trình nung đá vôi tiêu thụ rất nhiều năng lượng và thải ra khí CO2, góp phần vào hiện tượng biến đổi khí hậu.
– Tác động đến đa dạng sinh học: Khai thác đá vôi làm phá hủy rừng nguyên sinh, không tái tạo được. Làm mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật, điều này làm suy giảm các loài động vật, vi sinh vật tại khu vực.
– Ô nhiễm đất: Nhiễm bẩn mặt đất do chất thải đá, đất bị chiếm dụng nên không thể canh tác, khói bụi, nước và khí thải từ nhà máy góp phần làm đất khô cằn và cạn kiệt dinh dưỡng.
Biện Pháp Giảm Thiểu
Từ thực tế trên, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan khi khai thác mỏ đá vôi, cần thực hiện một số biện pháp giảm thiểu:
– Thực hiện đánh giá tác động môi trường: Lập kế hoạch khai thác có trách nhiệm với môi trường và cảnh quan. Xác định các khu vực nhạy cảm về sinh thái để bảo vệ hoặc hạn chế khai thác.
– Quản lý và kiểm soát bụi: Phun nước thường xuyên để kiểm soát bụi phát tán từ các công đoạn khoan, nghiền và vận chuyển. Che chắn bụi bằng lưới hoặc rào cản ở các khu vực phát sinh bụi cao. Sử dụng hệ thống lọc bụi trong quá trình nghiền và sàng đá.
– Giảm thiểu tiếng ồn và rung động: Sử dụng các thiết bị khai thác có tiếng ồn thấp, đồng thời hạn chế việc nổ mìn ở gần các khu dân cư hoặc khu vực nhạy cảm. Áp dụng các biện pháp giảm rung động để tránh ảnh hưởng đến các công trình gần khu vực khai thác.
– Phục hồi cảnh quan sau khai thác: Phủ xanh các khu vực đã khai thác bằng cách trồng lại cây xanh, đặc biệt là các loại cây bản địa. Biến các hố khai thác đã sử dụng thành hồ chứa nước để làm phong phú cảnh quan và góp phần vào điều tiết nước trong khu vực.
– Quản lý nước thải: Sử dụng các hệ thống lọc và xử lý nước trước khi xả ra môi trường. Áp dụng các công nghệ hiện đại để tái sử dụng nước trong quá trình sản xuất.
– Giảm thiểu tác động giao thông và vận chuyển: Sử dụng các phương tiện vận tải hiện đại có khả năng giảm thiểu khí thải. Xây dựng đường vận chuyển riêng.
– Tăng cường giám sát và thực thi pháp luật: Thường xuyên kiểm tra và giám sát hoạt động khai thác để đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường hoặc phá hoại cảnh quan
Lợi ích kinh tế từ bột đá công nghiệp CaCO3
Hiệu quả chi phí
Sử dụng bột đá công nghiệp CaCO3 giúp tăng hiệu quả chi phí trong sản xuất nhờ những lợi ích sau:
- Giảm chi phí nguyên liệu: Bột đá thường có giá thành rẻ hơn nhiều nguyên liệu khác, điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu vào.
- Tăng tỉ lệ sử dụng nguyên liệu tái chế: Trong ngành nhựa, thêm bột CaCO3 để giảm lượng nhựa nguyên sinh mà vẫn đảm bảo chất lượng, từ đó tối ưu hóa chi phí sản xuất.
- Cải thiện quy trình sản xuất: Bột đá có khả năng phân tán tốt, giúp sản phẩm đồng đều hơn và giảm số lượng sản phẩm lỗi, từ đó giảm tổn thất và tăng hiệu quả sản xuất.
- Tăng độ bền sản phẩm: Sản phẩm chứa bột đá CaCO3 thường bền hơn, giúp giảm tần suất bảo trì hoặc thay thế, tiết kiệm chi phí dài hạn cho người sử dụng.
Tạo việc làm tại các vùng khai thác
Tính đến nay, Bộ Xây Dựng đã cấp phép khai thác hàng trăm mỏ đá vôi nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng của thị trường sản xuất và chế biến đá vôi. Do đó, đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, nhà điều hành, hệ thống vận chuyển tại các vùng khai thác đá, điều này đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người dân địa phương.
Các tiêu chuẩn và chứng nhận chất lượng bột đá CaCO3
Tiêu chuẩn quốc gia
Tiêu chuẩn chất lượng bột đá CaCO3 siêu mịn với các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

Tiêu Chuẩn Quốc Tế
- ASTM C110: Tiêu chuẩn của Mỹ về canxi cacbonat và đá vôi dùng trong sản xuất công nghiệp.
- ISO 3262-1: Tiêu chuẩn quốc tế về bột đá CaCO3 làm chất độn cho các sản phẩm như sơn, cao su và nhựa.
- EN 1018: Tiêu chuẩn châu Âu quy định về việc sử dụng bột canxi cacbonat trong xử lý nước.
- GMP và FDA: Áp dụng cho bột CaCO3 sử dụng trong dược phẩm và thực phẩm, yêu cầu chất lượng cao, không chứa tạp chất độc hại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.
- RoHS: Đối với các ngành sản xuất liên quan đến điện tử, bột đá CaCO3 cần tuân thủ các quy định về hàm lượng kim loại nặng để đảm bảo không gây ô nhiễm.
Chứng nhận bột đá CaCO3
Để đảm bảo chất lượng và đáp ứng các yêu cầu trong nhiều ngành công nghiệp, bột đá canxi cabonat cần có các chứng nhận chất lượng phù hợp. Dưới đây là một số chứng nhận chất lượng CaCO3 có thể đạt được:
- ISO 9001 – Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng.
- ISO 14001 – Chứng nhận rằng quy trình khai thác và sản xuất bột đá tuân thủ các quy định về môi trường.
- REACH – Tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu yêu cầu các doanh nghiệp đăng ký và đánh giá các chất hóa học (bao gồm bột đá).
- FDA – Tiêu chuẩn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.
- GMP – Tiêu chuẩn sản xuất tốt trong các ngành công nghiệp dược phẩm và thực phẩm.
- RoHS – Tiêu chuẩn của EU yêu cầu kiểm soát hàm lượng các chất độc hại trong các sản phẩm công nghiệp.
- SGS Testing – Tổ chức kiểm tra, thử nghiệm và cấp chứng nhận độc lập trên toàn cầu.
Những thách thức trong việc sử dụng bột đá CaCO3
Thách thức về môi trường
Ngành khai thác và sản xuất bột công nghiệp CaCO3 phải đối mặt với nhiều thách thức về bảo vệ môi trường, liên quan đến quá trình khai thác tài nguyên và các tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.
Ngoài ra, phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt về môi trường. Các yêu cầu về giảm phát thải bụi, xử lý nước thải và quản lý chất thải rắn có thể gây thêm chi phí và thách thức cho doanh nghiệp trong việc duy trì hoạt động.
Vì vậy, ngành bột đá cần phải áp dụng biện pháp khai thác bền vững để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Thách thức về kinh tế
Thách thức kinh tế của ngành bột đá CaCO3 bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau như:
- Sự cạnh tranh từ các nguyên liệu thay thế và các sản phẩm nhân tạo.
- Điều kiện địa lý mà xa các thị trường tiêu thụ chính có thể làm tăng đáng kể chi phí vận chuyển, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Tăng giá nhiên liệu và chi phí điện trong quá trình nghiền và chế biến cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất bột CaCO3.
- Chi phí để đáp ứng các quy định bảo vệ môi trường và phục hồi đất sau khai thác cũng là một thách thức kinh tế lớn đối với các doanh nghiệp.
- Nguồn cung từ các mỏ đá không đồng đều, cùng với sự khắt khe trong các quy định về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, có thể làm giảm khả năng cung ứng ổn định của bột đá CaCO3 công nghiệp.
Những thách thức kinh tế này đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành bột đá phải liên tục đổi mới, cải thiện công nghệ sản xuất và tối ưu hóa quy trình để duy trì lợi nhuận và đáp ứng các yêu cầu của thị trường.
Xu hướng phát triển tương lai của bột đá CaCO3
Công nghệ mới
Xu hướng sản xuất xanh ngày càng được chú trọng. Công nghệ khai thác và chế biến đá vôi đang được đầu tư vào công nghệ mới để tăng cường hiệu suất và giảm thiểu tác động đến môi trường, đồng thời cung cấp sản phẩm chất lượng cao. Việc ứng dụng công nghệ xanh này đang là xu hướng phát triển bền vững của ngành công nghiệp này.
Nhu cầu con người ngày càng khắt khe dẫn đến thị trường bột đá CaCO3 ngày càng cạnh tranh cao, đòi hỏi các nhà sản xuất không ngừng cải tiến vào nghiên cứu và phát những đột phá mới, nhằm đáp được thị hiếu của người tiêu dùng.
Xã hội ngày càng quan tâm về vấn đề bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu các phương pháp tái chế từ quá trình sản xuất đá vôi CaCO3 đang là xu hướng mới. Bằng cách tái chế phế thải, các nhà sản xuất có thể giảm thiểu chất thải ra môi trường, đồng thời tận dụng tối đa nguồn tài nguyên đá vôi.
Sự thay đổi trong nhu cầu thị trường
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng phổ biến. Do đó, các ngành công nghiệp đang tìm kiếm sản phẩm có tính năng tái chế và giảm tác động đến môi trường, từ đó các nhà sản xuất bột CaCO3 đang thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm thân thiện, ở cả quy trình sản xuất đến thành phẩm cuối cùng
Những Nhà Sản Xuất Bột Đá CaCO3 Uy Tín Tại Việt Nam
Số 1 Công ty đầu tư phát triển quốc tế Sơn Hà
Mặt hàng thế mạnh của SƠN HÀ là bột đá CaCO3 ứng dụng cho ngành thủy sản, thức ăn chăn nuôi và bột đá xây dựng.
- Vôi nung dạng củ 8cm đóng bao, vôi bột xay cho ngành công nghiệp: Luyện thép, mía đường, xử lí nước sinh hoạt
- Vôi bột cho ngành thủy sản và nông nghiệp
- Sản xuất đá hạt cho thức ăn chăn nuôi
Hiện nay SHC Group đã trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về cung ứng nguyên phụ liệu nguồn gốc đá vôi CaCO3 và vôi nung CaO cho các ngành:
– Bột đá CaCO3 trắng mịn làm bột trét tường (bột bả tường).
– Bột khoáng CaCO3, cát CaCO3 làm bê tông nhựa nóng Asphalt.
– Bột đá CaCO3 và đá hạt CaCO3 phục vụ ngành Thức ăn chăn nuôi với hàm lượng Canxi đạt 38%.
– Đá hạt, đá xẻ tự nhiên, sỏi các loại phục vụ trang trí công trình xây dựng.
– Đá vôi CaCO3 95% và Vôi CaO 90% phục vụ ngành luyện kim.
– Vôi CaO 90% và các sản phẩm vôi bột, sản phẩm từ vôi nung phục vụ ngành mía đường, giấy, hóa chất, xử lý hệ thống chăn nuôi, xử lý nước, xử lý ao hồ nuôi trồng thủy sản, phân bón…
– Bột đá siêu trắng mịn phục vụ ngành giấy, sơn, nhựa…
– Bột đá Dolomite (20,5% MgO và 31,5% CaO), Đá vôi 95% CaCO3 phục vụ luyện kim, làm kính, thủy tinh, gốm sứ, phân bón…
SHC Group đảm bảo mỗi sản phẩm cung ứng ra thị trường đều mang lại lợi ích kinh tế cho khách hàng và đối tác, cung ứng nhanh chóng, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh và dịch vụ khách hàng chu đáo nhất!
Thông Tin Liên Hệ
Điện Thoại: 0904.624.698
Email: kd1.shcgroup@gmail.com – shcgroup.vn@gmail.com
Website: shcgroup.vn
Số 2 công ty TNHH sản xuất và thương mại Hà Nam Minh
Hà Nam Ninh từng là thương hiệu nổi tiếng từ những năm 60 trong nhiều ngành như dệt may, cơ khí, khai khoáng. Sau khi trải qua mô hình kinh tế hợp tác cũ, công ty vẫn giữ vững thương hiệu và tiếp tục phát triển.
Cho nên HÀ NAM luôn đem đến sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý, lấy sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu.
Sản phẩm bột đá CaCO3 của Công ty Hà Nam Ninh được sản xuất từ nguồn nguyên liệu đá vôi chất lượng cao, được khai thác và lựa chọn kỹ lưỡng từ các mỏ đá tốt nhất. Toàn bộ quy trình sản xuất được thực hiện trên dây chuyền công nghệ hiện đại từ Châu Âu, đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định và độ mịn cao.
Ngoài bột đá mịn, Hà Nam Ninh còn cung cấp các sản phẩm khác như:
- Bột đá
- Đá hạt
- Đá sỏi trang trí
- Dolomit
- Đá ốp lát
HÀ NAM luôn cố gắng duy trì tốc độ và hiệu quả để đảm bảo sự cam kết mạnh mẽ về chữ tín với khách hàng, đối tác và ngày càng nỗ lực cung cấp nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao.
Thông Tin Liên Hệ
Điện Thoại: 02435626288
Email: info.hanamninhcompany@gmail.com
Website: hanamninh.vn
SỐ 3 công ty cổ phần khoáng sản Á Châu
Khoáng sản Á Châu (AMC) là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu bột đá CaCO3 có tráng phủ và không tráng phủ tại Việt Nam.
AMC sở hữu hai mỏ đá vôi trắng tại Quỳ Hợp, Nghệ An, đây là đặc trưng của nguồn đá vôi có độ trắng và tinh khiết cao, với hàm lượng tạp chất như silic và kim loại rất thấp.
Công ty sử dụng các dây chuyền công nghệ tiên tiến từ Đức, đặc biệt là hệ thống tráng phủ bằng axit stearic, giúp sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu đa dạng từ các ngành công nghiệp. Tổng công suất nhà máy đạt 240.000 tấn/năm.
Sản phẩm bột CaCO3 siêu mịn thương hiệu NSS của AMC đã được phục cho nhiều ngành nhựa, cao su, sơn, giấy, thức ăn chăn nuôi và mỹ phẩm. Sản phẩm còn được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm, AMC luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng với các bản phân tích kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ khác theo yêu cầu, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Thông Tin Liên Hệ
Địa Chỉ: Lô 32, khu C, KCN Nam Cấm, xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Điện Thoại: 0238.3791777
Email: amc@amcvina.vn
Website: amcvina.vn
Tại sao nên lựa chọn bột đá CaCO3 chất lượng cao?
Lợi ích về sản phẩm
– Độ tinh khiết cao và tính chất đồng nhất: Bột đá CaCO3 chất lượng cao có hàm lượng CaCO3 > 98%, đạt độ trắng, mịn và tinh khiết cao. Điều này giúp tăng độ trắng sáng, tăng khả năng kết dính, chất ổn định nên rất quan trọng để sản xuất sơn, nhựa, mỹ phẩm, những sản phẩm yêu cầu về độ tinh khiết và chất lượng đồng nhất rất khắt khe.
– Tăng độ bền cơ học: Trong các ngành công nghiệp như nhựa và cao su, bột đá CaCO3 chất lượng cao giúp cải thiện độ bền cơ học như: độ bền kéo, độ dẻo dai, độ cứng và khả năng chống mài mòn của sản phẩm.
Lợi ích về hiệu suất
– Tiết kiệm chi phí và hiệu quả sản xuất: Kích thước hạt nhỏ, đồng đều và dễ phân tán trong quá trình sản xuất, giúp giảm tiêu hao nguyên liệu và tăng hiệu suất sản xuất.
– Giảm thời gian sản xuất và bảo trì máy móc: Sử dụng bột đá CaCO3 giúp giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn máy móc trong quá trình sản xuất. Điều này dẫn đến giảm thời gian bảo trì và tăng hiệu suất hoạt động của dây chuyền sản xuất, từ đó tối ưu hóa năng suất và giảm chi phí vận hành.

Hướng Dẫn Lựa Chọn và Mua Bột Đá CaCO3
Những Tiêu Chí Lựa Chọn
– Chất lượng bột đá: Chất lượng của bột đá CaCO3 là nền tảng then chốt để tạo nên những công trình bền vững. Trong đó, độ tinh khiết (hàm lượng CaCO3) càng cao, bột đá càng đảm bảo chất lượng và hiệu suất vượt trội cho sản phẩm cuối cùng. Kích thước hạt (độ mịn) cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét, tùy vào ứng dụng cụ thể mà bạn cần lựa chọn loại bột đá phù hợp.
Ví dụ, bột đá siêu mịn thường được sử dụng trong sản xuất sơn và nhựa, trong khi bột đá thô hơn thích hợp cho xây dựng. Màu sắc của bột đá, đặc biệt là độ trắng sáng, cũng rất quan trọng trong ngành giấy, sơn và nhựa. Cuối cùng, cần hạn chế tối đa các tạp chất như silica, oxit sắt,… để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm.
– Hiểu rõ nhu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật của từng ngành khi sử dụng bột đá: Mỗi ngành công nghiệp có những yêu cầu riêng biệt về bột đá CaCO3, tùy thuộc vào đặc thù sản phẩm và quy trình sản xuất. Việc lựa chọn đúng loại bột đá không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng mà còn tối ưu hóa hiệu quả kinh tế.
– Nguồn gốc và uy tín nhà cung cấp: Để đảm bảo chất lượng và nguồn cung ổn định, việc xem xét kỹ lưỡng nguồn gốc bột đá và uy tín của nhà cung cấp là vô cùng quan trọng. Hãy ưu tiên bột đá có nguồn gốc rõ ràng, khai thác từ các mỏ đá chất lượng, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, tinh khiết và đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, lựa chọn nhà cung cấp uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, sở hữu các chứng nhận chất lượng quốc tế và cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp cũng là yếu tố then chốt. Sự kết hợp giữa nguồn gốc đáng tin cậy và nhà cung cấp uy tín sẽ giúp bạn an tâm về chất lượng bột đá, đảm bảo sự thành công cho mọi công trình.
– Giá cả và dịch vụ: Trong quá trình lựa chọn bột đá CaCO3, giá cả luôn là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Tuy nhiên, đừng để giá rẻ làm lu mờ tầm nhìn về chất lượng. Hãy nhớ rằng, “tiền nào của nấy”, một sản phẩm chất lượng cao sẽ mang lại hiệu quả vượt trội và tiết kiệm chi phí về lâu dài.
Bên cạnh giá cả, dịch vụ hỗ trợ cũng là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Một nhà cung cấp uy tín không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng mà còn đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình sử dụng.
Hãy tìm kiếm đối tác sẵn sàng tư vấn, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ kỹ thuật kịp thời khi cần thiết. Sự tận tâm và chuyên nghiệp của nhà cung cấp sẽ giúp bạn an tâm hơn trong quá trình sử dụng bột đá CaCO3, đảm bảo sự thành công cho mọi dự án.
Cách Sử Dụng Bột Đá CaCO3 Hiệu Quả
Các Phương Pháp Sử Dụng
– Chọn loại bột đá CaCO3 phù hợp: Chúng ta cần lựa chọn bột đá CaCO3 phù hợp dựa vào điều kiện môi trường sản xuất và mức độ phù hợp về thông số kỹ thuật sản phẩm. Chất lượng khác nhau tương ứng với từng mục đích sử dụng khác nhau, nên lựa chọn phù hợp giúp đạt được hiệu quả tối đa.
– Đúng tỷ lệ và kiểm soát hàm lượng: Khi sử dụng bột đá CaCO3 cần đảm bảo hàm lượng CaCO3 đạt tiêu chuẩn nhất định để cung cấp đủ khoáng chất và canxi. Tỷ lệ liều lượng pha trộn chính xác để đạt hiệu quả tối ưu về chi phí và độ bền.
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
– Bảo quản đúng cách: Bột đá CaCO3 cần được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm cao và tiếp xúc với nước để duy trì chất lượng. Nên lưu trữ trong bao bì kín hoặc bao tải được bảo vệ khỏi các yếu tố môi trường.
– Đánh giá phản ứng trong sản xuất: Nên thực hiện các thử nghiệm phản ứng trước khi đưa vào sản xuất hàng loại, nếu xảy ra vấn đề bất thường cần điểu chỉnh liều lượng và phương pháp áp dụng để đảm bảo tính tương thích.
Câu hỏi thường gặp về bột đá CaCO3?
Bột Đá CaCO3 có an toàn cho sức khỏe không?
Có. Bột đá CaCO3 an toàn cho sức khỏe con người nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong quá trình sản xuất và sử dụng để tránh các vấn đề liên quan đến tiếp xúc với mắt, làn da và hô hấp.
Bột đá CaCO3 có thể được sử dụng trong thực phẩm không?
Có. Tại Việt Nam, bột đá CaCO3 làm phụ gia thực phẩm (ký hiệu 170i), chất chống đông vón, chất làm rắn chắc, chất ổn định và bổ sung canxi cho các thực phẩm chức năng và thực phẩm cho trẻ em.
Tính chất nào làm cho bột đá CaCO3 trở thành vật liệu được ưa Chuộng?
Việc sử dụng bột đá CaCO3 làm nguyên liệu chính trong sản xuất đã và đang được ưa chuộng do tính ổn định và giá trị kinh tế cao.
Cách bảo quản bột đá CaCO3 như thế nào?
Bột đá CaCO3 cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu không được bảo quản đúng cách, bột đá CaCO3 có thể bị ẩm và bị vón cục, giảm chất lượng và gây khó khăn khi sử dụng.
Kết luận
Bột đá CaCO3 là nguồn liệu chính trong sản xuất, đã và đang được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp tiên tiến, từ xây dựng, cao su, giấy, sơn, thực phẩm đến dược phẩm. Dự kiến thị trường bột đá CaCO3 sẽ tiếp tục phát triển tích cực trong giai đoạn 2024 – 2030, đi kèm theo đó là xu hướng sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, bột đá CaCO3 được sử dụng nhằm phát triển tính ứng dụng bền vững này.