Bột đá là loại vật liệu được ứng dụng để tạo ra nhiều sản phẩm trong ngành công nghiệp sản xuất. Tuy nhiên bạn đã tìm hiểu và nắm rõ hết thông tin về nó chưa?
Bột đá có nhiều công dụng tuyệt vời. Vậy, sản phẩm này là gì? Ứng dụng và lợi ích của nó trong từng ngành công nghiệp cụ thể như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu!
1. Giới thiệu về bột đá
Định nghĩa bột đá
Bột đá là tên gọi chung của nhiều khoáng chất được nghiền mịn từ các loại đá khác nhau. Tên hóa học của nó là Canxi Cacbonat với công thức hóa học là CaCO3.
Ngoài thành phần chính là CaCO3 (chiếm đến 98%), nó còn chứa các hợp chất khác như magie cacbonat, oxit sắt, oxit silic…
Nguồn gốc của bột đá
Người ta ước tính rằng, khoảng 4% vỏ trái đất được tạo thành từ CaCO3. Nó được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng khoáng chất và đá, một trong số đó bao gồm canxit, đá vôi, đá cẩm thạch và aragonite.
Hình thành từ sự tích tụ của sinh vật biển như các rạn san hô, vỏ sò, ốc qua hàng triệu năm và ta luôn nhìn thấy nó ở những cánh đồng nước ấm và nông. Tại Việt Nam, thường các tỉnh sản xuất bột đá là ở phía Bắc như: Hà Nam, Yên Bái, Nghệ An…
Tầm quan trọng của bột đá trong ngành xây dựng
Đá vôi không rắn bằng bằng đá granite, nhưng khai thác và gia công dễ dàng hơn, nên được sử dụng nhiều làm cốt liệu bê tông, dùng rải mặt đường ô tô, đường xe lửa, chế tạo tấm ốp, tấm lát và các cấu trúc kiến trúc khác. Đây cũng chính là nguyên liệu để sản xuất vôi và xi măng. Tất cả những vật liệu có bột đá này đều được cung cấp các tính chất quan trọng như độ bền, độ cứng, khả năng chống thấm và chịu nhiệt.
Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng bột đá ngày càng tăng, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã mở rộng vai trò của bột đá sang nhiều ngành khác nhau.
2. Các loại bột đá
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại bột đá phổ biến: bột đá trắng, bột đá canxi và bột đá đen. Đặc điểm và ứng dụng cụ thể như sau:
Bột đá Canxi
– Bột đá Canxi được sản xuất từ đá dolomite (loại đá trầm tích cacbonat)
– Công thức hoá học là (Mg(CO3))2
– Là phụ gia cho các ngành: sản xuất phân bón, nuôi trồng thuỷ sản, xi măng, gốm sứ, thuỷ tinh, luyện kim,…
– Thông số:
Hàm lượng | MgO: 5-6%; CaO: 47-53% |
Màu sắc | Xám |
Độ mịn | 70 – 90 micron |
Đóng bao | 50kg/bao |
Bột đá trắng
– Bột đá trắng được sản xuất chủ yếu từ đá vôi, đá phấn và đá cẩm thạch.
– Thành phần hoá học chủ yếu là CaCO3, tạp chất thấp và độ tinh khiết cao.
– Có nhiều loại và loại phổ biến nhất là bộ đá siêu mịn có màu sắc trắng sáng rất cao. Cũng nhờ tính chất này, nên nó lý tưởng để ứng dụng trong ngành nghệ thuật như: sản xuất sơn vẽ truyền thống, sản xuất giấy mỹ thuật, dùng trong điêu khắc tượng, chất nền trong tranh, mỹ phẩm hóa trang…
– Thông số:
Hàm lượng | >98% CaCO3, 36 – 38% Ca |
Độ trắng | ≥98% |
Độ sáng | ≥96% |
Độ mịn | 5 – 80 micron |
Đóng bao | PP- PE 25kg, 50kg hoặc bao jumbo, kraft theo yêu cầu. |
Bột đá đen
– Bột đá đen là hợp chất vô cơ được tạo ra bằng cách nghiền mịn đá vôi đen.
– Thành phần hoá học được cấu tạo từ 2 thành phần chính CaCO3 (với hàm lượng >38%) và các tạp chất.
– Bột mịn và có màu đen đặc trưng do trong thành phần sản phẩm chứ các loại tạp chất như phiến silic, đá macma, silica, đất sét, bùn, cát,…
– Sắc đen tinh tế nên nó được ứng dụng trong sản xuất gạch men, đá mài granito, đá terrazzo, xi măng, bê tông… với tác dụng tăng cường độ bền, tính chất cơ học và thẩm mỹ cho công trình xây dựng.
– Thông số
Hàm lượng | CaCO3: 95-97%, Ca >38% |
Độ mịn | 70 – 100 micron |
Đóng bao | 25kg/bao, 50kg/ bao, bao jumbo > 1 tấn (tùy theo yêu cầu) |
Màu sắc | Màu đen đặc trưng |

3. Quy trình sản xuất bột đá
Bột đá là thành phẩm sau khi gia công qua nhiều công đoạn, các khâu sản xuất phức tạp. Cụ thể các giai đoạn như sau:
Nguyên liệu đầu vào
Đá được khai thác chủ yếu từ các mỏ đá vôi, sau khi khai thác nguyên liệu sẽ được chuyển đến nhà máy để tiến hành sản xuất các giai đoạn tiếp theo.
Sàng lọc nguyên liệu
Chọn lọc nguyên liệu, đá vôi thô vận chuyển từ mỏ phải chọn lựa một cách kỹ lưỡng, nguyên liệu được chọn là dựa trên độ trắng của đá, đá có hàm lượng CaCO3 cao và pha lẫn tạp chất ở mức tối thiểu.
Sau khi phân loại, đá tiếp tục được mang đi để làm sạch để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và các tạp chất ra khỏi bề mặt nguyên liệu.
Nghiền đá
Đá sau khi được làm sạch sẽ được tách riêng các khối đá thô thành các viên đá có kích thước nhỏ hơn. Công việc sẽ diễn ra liên tục cho đến khi kích thước của đá đủ nhỏ theo yêu cầu để cho vào máy nghiền.
Tại đây, đá được cho vào máy nghiền chuyên dụng được thực hiện nhiều lần để biến những viên đá thô thành sản phẩm có dạng bột mịn. Tùy vào nhu cầu của đơn hàng mà sẽ tiến hành gia công đá có độ mịn khác nhau, thành phẩm cuối cùng có thể đạt đến độ siêu mịn như bột.
Độ mịn của thành phẩm khác nhau thường thấy ở kích thước sau:
- Dạng thô có kích thước hạt từ 120 – 150 µm
- Dạng mịn có kích thước hạt từ khoảng 90 – 120 µm
- Dạng siêu mịn có kích thước chỉ từ 65 – 75 µm
Tùy vào lĩnh vực sản xuất và nhu cầu sử dụng khác nhau, khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm có một kích thước phù hợp nhất để nâng cao hiệu suất gia công sản phẩm.
Làm khô và đóng gói
Sau khi trải qua giai đoạn nghiền, bột đá thành phẩm sẽ được tiếp tục loại bỏ độ ẩm và tiến hành đóng gói. Quá trình thực hiện sử dụng các thiết bị sấy công nghệ cao để giữ độ ẩm tiêu chuẩn. Sau khi làm khô, bán thành phẩm được chuyển đến khu vực đóng gói. Tại đây, công đoạn cuối cùng là đóng gói vào các bao có khối lượng.
Kiểm soát chất lượng
Sau cùng, đội ngũ chuyên viên kiểm định sẽ kiểm tra lại chất lượng về độ trắng, kích thước hạt và độ ẩm bột để đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật khi bán ra thị trường.

4. Ưu điểm của bột đá
Tính kinh tế
Việc sử dụng bột đá làm vật liệu không chỉ mang lại lợi ích vượt trội về tính chất và tối ưu sản xuất, mà còn giúp tiết kiệm chi phí trong từng giai đoạn. Đương nhiên, sản phẩm cuối cùng vẫn đảm bảo chất lượng.
- Sử dụng bột đá với hàm lượng lớn trong sản phẩm, nên giá thành thường rẻ hơn so với các loại chất độn khá hiếm ngày xưa thường dùng là đất sét và cao lanh.
- Tính chất hấp thụ và kết dính giúp gia tăng độ bền cơ học cho sản phẩm, làm giảm thiểu sự hư hỏng và biến dạng sản phẩm, từ đó giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa.
- Với độ mịn và độ cứng cao giúp quá trình sản xuất diễn ra trơn tru, giảm lãng phí nguyên liệu và giảm chi phí sản xuất. Điều này góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp.
Sự bền vững
Bột đá thường được sản xuất từ đá tự nhiên, không độc hại và có thể tái chế lại. Sử dụng nó trong sản xuất để góp phần phần cứng bền vững, giảm thiểu khí thải và bảo vệ nguồn tài nguyên.
Trong một thời đại mà con người đề cao tính bền vững, việc sử dụng vật liệu này có thể được tăng cường.
Ứng dụng đa dạng
Hiện nay, bột đá không được ứng dụng trong các ngành công nghiệp truyền thống mà còn được các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá những ứng dụng mới của vật liệu này:
- Ngành y học và dược phẩm: Hạt nano canxi cacbonat đặc biệt được nghiên cứu trong điều trị ung thư. Bột đá siêu tinh khiết làm chất phụ gia trong dược phẩm giúp tối ưu tính chất lý, hóa của thuốc.
- Vật liệu phân hủy sinh học: Một giải pháp thân thiện với môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường tăng. Phát triển sản phẩm này đang là xu hướng bền vững mà trên toàn cầu đang hướng đến.
- Vật liệu composite: Trộn bột đá, sợi thủy tinh và nhựa để tạo ra vật liệu composite có độ bền cao và nhẹ, được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như ô tô và hàng không.
5. Tính ứng dụng của bột đá trong các ngành
Ngành xây dựng
Bột đá được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng lớn, đặc biệt trong sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng.
– Sản xuất xi măng: Bột đá là thành phần chính trong quá trình sản xuất xi măng, đóng vai trò quan trọng khi được trộn cùng đất và clinker. Nhờ đó mà sản phẩm xi măng có độ cứng và tính ổn định cao, sản phẩm đảm bảo chất lượng. Sản phẩm này được sử dụng phổ biến trong xây dựng để tạo bê tông và nhiều vật liệu xây dựng khác.
– Vật liệu xây dựng:
- Bê tông: Bột đá được sử dụng làm chất hoạt động trong bê tông, giúp cải thiện độ bền và khả năng chịu lực. Nó làm cho bê tông có cấu trúc chắc chắn hơn và giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, nó còn làm phụ gia để làm bê tông xốp, giúp tạo bề mặt nhẵn và cải thiện được trọng lượng nhẹ hơn nhiều.
- Gạch không nung: được thêm vào để tăng độ bền, chịu độ nén cho gạch không nung, làm cho sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường.
- Gạch terrazzo, gạch men: Bột đá làm tăng độ sáng và độ bền cho gạch, mang lại tính thẩm mỹ lý tưởng sử dụng trong công trình ốp gạch vỉa hè, sân vườn và ốp tường nhà.
- Đá mài granito: giúp tạo bề mặt sáng bóng cho đá granito, đồng thời tăng khả năng chịu mài mòn, lý tưởng cho các công trình yêu cầu độ bền cao.
- Bột bả tường: Bột đá cũng được sử dụng để sản xuất bột bả, một loại vật liệu để hoàn thiện lớp bề mặt trên tường và trần. Lớp bột này tạo ra bề mặt nhẵn mịn, tăng độ bám dính và thẩm mỹ cho lớp sơn sau cùng.
- Vữa chống thấm: Bột đá ít tan trong nước, chống thấm tốt nên đây là điều cần thiết trong thành phần vữa chống thấm. Từ đó, tăng tuổi thọ cho công trình xây dựng.
- Lót gạch: Trước khi lát gạch, bột đá thường được sử dụng để làm lót ở dưới, điều này giúp tăng cường độ ổn định bề mặt giúp độ kết dính giữa nền và gạch bền vững.

Ngành nông nghiệp
– Trồng trọt: Bột đá được ứng dụng trong sản xuất phân bón, đóng vai trò như một chất phụ gia cung cấp chất dinh dưỡng đa lượng (Ca, Si, Mg) và vi lượng cần thiết cho đất và cây trồng. Tăng cường độ ổn định pH cho đất, cải thiện tính chất đất. Từ đó, nâng cao khả năng giữ nước và khoáng chất sẵn sàng phục vụ cho cây trồng phát triển.
Ngoài ra, nó còn làm chất phụ gia trong ngành sản xuất thuốc trừ sâu.
– Thức ăn chăn nuôi: Bột đá là chất phụ gia thức ăn trong khẩu phần vật nuôi và thủy hải sản. Thường bột đá chiếm tỉ lệ 2 – 5% trong công thức. Nhằm bổ sung Canxi giá rẻ cho gia súc và gia cầm phát triển hệ xương và hình thành vỏ trứng cho gà, vịt…
Ngành công nghiệp
– Nhựa: Đầu tiên công dụng của bột đá được sử dụng rất phổ biến trong ngành nhựa. Là nguyên liệu thêm vào để sản xuất ống nhựa PVC và phụ kiện nhựa, màng nhựa, sợi, sản phẩm đúc, các tấm ốp trần và khung cửa nhựa. Khi cho lượng phù hợp vào sẽ giúp tăng độ cứng, láng bề mặt, phân tán hóa chất có trong nhựa tốt nên tạo độ bóng sản phẩm khá chất lượng.
– Cao su: Bột đá sử dụng để cải thiện tính chất của cao su lưu hoá: kiểm soát độ nhớt, hệ số giãn nở của nhiệt và độ co sản phẩm. Ngoài ra, việc dùng bột đá trong nhựa nhiệt rắn còn có tác dụng nâng cao tính chất cơ học và quang học của cao su.
– Sơn: Bột đá là chất độn chính trong ngành sản xuất sơn phủ, có công dụng tạo độ sáng, tăng độ hấp thụ dầu cho sơn, ổn định độ pH, tăng độ bền trong môi trường và cải thiện độ nhớt cho sản phẩm sơn. Ngoài ra còn cải thiện trọng lượng của sơn trang trí (sơn nước).
Thông thường, thành phần của bột đá sử dụng đến 60% trong sản xuất sơn. Các loại sơn có thể kế đến: sơn nước cao cấp dân dụng, sơ kinh tế dân dụng, sơn giao thông, sơn giả đá.
– Giấy: Trước đây, sử dụng khoáng chất là cao lanh và đất sét là nguyên liệu chính làm chất độn để sản xuất giấy. Tuy nhiên giá thành cao và khá hiếm nên các nhà sản xuất dần chuyển qua bột đá trọng tự nhiên có giá thấp.
Tráng phủ bột đá sẽ tạo cho giấy có độ đục bóng và khả năng in ấn tốt. Tuy nhiên, nhờ bột đá mà giảm lượng gỗ sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.
Các loại giấy sản xuất: giấy viết, giấy vệ sinh, giấy kraft.
– Gốm sứ: Nó cung cấp nguồn CaO quan trọng trong quá trình sản xuất gốm sứ. Giúp tăng độ bền cơ học và hóa học của thân thủy tính. Bột mịn trộn lẫn với lượng gốm thì đạt độ giãn nở cần thiết, giảm độ co rút và nứt nỡ trong quá trình nung gốm sứ.
– Thuỷ tinh: Bột đá sử dụng trong ngành thuỷ tinh có hàm lượng sắt thấp và độ ẩm thấp. Nó đóng vai trò làm chất ổn định, điều chỉnh độ nhớt và nâng cao khả năng chống chịu cho thuỷ tinh.

6. Ảnh hưởng của bột đá đến môi trường
Ảnh hưởng của bột đá đến môi trường chủ yếu xuất phát từ quá trình khai thác. Việc khai thác mỏ đá vôi có thể gây ra mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm không khí do bụi và làm suy thoái môi trường sống tự nhiên.
Tuy nhiên, các biện pháp giảm thiểu tác động đang được áp dụng như tái tạo cảnh quan sau khai thác, sử dụng công nghệ tiên tiến để giảm lượng bụi thải và quản lý nước thải hiệu quả. Điều này giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên.
7. Bột đá trong Văn hóa Việt Nam
Bột đá trong Văn hóa Việt Nam gắn với cuộc đời chế tác của bao thế hệ nghệ nhân. Có vai trò nổi bật trong việc giữ gìn và phát triển các nghệ thuật truyền thống.
Sử dụng trong Nghệ thuật truyền thống
Bột đá được sử dụng để làm chất liệu trong các tẩm phẩm điêu khắc và kiến trúc đình, chùa và lăng mộ.
Nhờ tính chất bền vững và khả năng tạo ra bề mặt mịn, sáng, nó thường được sử dụng để tạo ra các tác phẩm như tượng Phật, tượng linh vật (rồng, kỳ lân) và phù điêu chạm khắc trên các cột trụ và tường của chùa chiền.
Bột đá giúp tạo ra những chi tiết tinh xảo, mang lại độ thẩm mỹ cao và tuổi thọ lâu dài cho tác phẩm và còn được sử dụng trong sơn vẽ truyền thống, tạo ra màu sắc tự nhiên và bền đẹp.

Giá trị Văn hóa của Bột đá
Bột đá không chỉ tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có độ bền cao, mà còn mang ý nghĩa tâm linh và tôn giáo sâu sắc.
Những công trình như Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám và Lăng Tự Đức đều có sự hiện diện của bột đá trong các chi tiết chạm khắc tinh xảo. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên, đức tin và lòng biết ơn đối với di sản văn hóa của dân tộc.
Như vậy, bột đá góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá Việt Nam và truyền bá những giá trị nghệ thuật truyền thống qua nhiều thế hệ.
8. Xu hướng sử dụng bột đá hiện nay
Thị trường bột đá
Thị trường bột đá 2024 tại Việt Nam đang cho thấy nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển nhờ vào tài nguyên đá vôi dồi dào và chất lượng cao, đặc biệt là tập trung ở các tỉnh phía Bắc. Nó là vật liệu chủ lực được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành như xây dựng, nhựa, cao su, sơn và giấy.
Có thể lý giải cơ hội hấp dẫn đến thị trường bột đá là do một số nguyên nhân sau:
– Ngành công nghiệp nhựa là ngành đạt tăng trưởng kinh tế nhanh trong thời gian tới, nên nhu cầu sử dụng bộ đá tăng:
- Về mặt giá trị, nhựa là ngành thiết yếu ứng dụng trong đời sống và dự báo với tốc độ phát triển nhanh nhất trong giai đoạn hiện nay.
- Sản xuất ô tô cũng đóng góp lớn khi nhu cầu sử dụng ô tô của con người gia tăng. Theo đó, polypropylene được gia cố bằng bột đá giúp cải thiện tính chất nhựa và tăng khả năng tản nhiệt.
- Nhu cầu sử dụng nhựa trong các ngành khác như bao bì, xây dựng, điện tử cũng gia tăng đáng kể, thúc đẩy sự phát triển nóng của thị trường này.
– Xuất khẩu mạnh mẽ: Ngoài thị trường nội địa, Việt Nam còn xuất khẩu sang các nước đang phát triển tại châu Á (với thị trường chính là Ấn Độ và Trung Quốc), nhờ vào chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh.
- Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Nam Á là những quốc gia tiêu thụ giấy lớn nhất, dẫn đến nhu cầu cao về sản xuất bao bì giấy.
- Khu vực châu Á cũng đang chứng kiến sự gia tăng về nhu cầu nhựa trong các ngành bao bì, ô tô, xây dựng, điện tử… Việc sử dụng nguyên liệu giá rẻ này giúp giảm chi phí xây dựng và đóng gói, giảm trọng lượng xe ô tô và cải thiện khả năng cách điện trong các sản phẩm điện tử, thúc đẩy nhu cầu bột đá tăng cao.
Công nghệ mới trong sản xuất bột đá
Thị trường bột đá tại Việt Nam ngày càng cạnh tranh với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải cải tiến công nghệ liên tục.
Mặc khác, hiện tại ở thị trường mà cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều khắt khe về hiệu suất sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và tăng cường yếu tố bền vững. Thì xu hướng đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp bột đá đang được thúc đẩy:
- Nano Calcium Carbonate (NCC): Sản xuất bộ đá ở dạng nano giúp cải thiện đặc các tính vượt trội về độ mịn, độ cứng và khả năng phân tán. NCC mang lại hiệu quả hơn khi ứng dụng vào các sản phẩm như cao su, sơn và mỹ phẩm.
- Công nghệ nghiền siêu mịn: Sử dụng máy nghiền hiện đại để tạo ra các hạt đồng đều với kích thước siêu nhỏ, giúp cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm cuối cùng.
9. Những sai lầm thường gặp khi sử dụng bột đá
Sai lầm khi lựa chọn bột đá có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế:
Thứ nhất, lựa chọn sai loại bột đá là khá phổ biến, bởi vì mỗi loại khác nhau có các tính chất (độ mịn, kích thước hạt, màu sắc) đặc biệt phù hợp cho từng ngành nghề riêng biệt như xây dựng, nhựa hay sơn… Điều bạn cần làm là cân nhắc kỹ về lĩnh vực sản phẩm mình làm.
Thứ hai, không kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng dẫn đến tình trạng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu, gây lỗi trong toàn bộ quá trình sản xuất. Để tránh vấn đề này, bạn nên kiểm tra kỹ nguồn gốc và tính chất của sản phẩm trước khi đưa vào sử dụng.
10. Những câu hỏi thường gặp về bột đá
Bột đá là gì?
Bột đá (còn gọi là canxi cacbonat – CaCO3) là một loại khoáng chất tự nhiên được khai thác chủ yếu từ các mỏ đá vôi. Nó có độ trắng cao, cấu trúc tinh thể nhỏ mịn và ổn định.
Bột đá có tác dụng gì?
Bột đá được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như xây dựng, sản xuất xi măng, sơn, nhựa, giấy… Nhờ vào tính chất bền vững và không độc hại, nó còn được sử dụng trong thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm thân thiện với môi trường. Hiện tại, nguồn nguyên liệu dồi dào có nguồn gốc từ tự nhiên này cũng đang được mở rộng sang lĩnh vực y học và dược phẩm, vật liệu phân hủy sinh học.
Các loại bột đá phổ biến hiện nay là gì?
Trên thị trường, có 3 loại phổ biến hiện nay là bột đá canxi, bột đá trắng và bộ đá đen.
Bột đá có an toàn khi sử dụng không?
Có, bột đá không độc hại, nhưng việc sử dụng và bảo quản đúng cách là rất quan trọng. Bạn nên tránh để tiếp xúc với da, mắt và đường hô hấp, vì có thể gây kích ứng hoặc dị ứng. Nếu chẳng may bột dính vào mắt, hãy rửa ngay bằng nước sạch và có thể thì tìm bác sĩ hỗ trợ. Đảm bảo các nguyên tác này, sẽ giúp bạn khi sử dụng bột đá an toàn nhất.
Làm thế nào để chọn bột đá chất lượng tốt?
Để chọn bột đá chất lượng tốt, bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng trong các ngành như xây dựng, nhựa, sơn hay mỹ phẩm….
- Kiểm tra hàm lượng CaCO3 nên từ 97% trở lên để đảm bảo độ tinh khiết cao và ít tạp chất như silica hay oxit sắt.
- Độ mịn của bột đá cũng là yếu tố quan trọng, giúp tạo bề mặt nhẵn và kết dính tốt, thường loại siêu mịn từ 65 – 75 µm.
- Đối với các sản phẩm yêu cầu tính thẩm mỹ cao, bột đá cần có độ trắng từ 90-99%. Nên chọn bột đá từ các nhà cung cấp uy tín với nguồn gốc đá vôi từ các mỏ chất lượng như Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Nam…
- Đảm bảo bột đá đạt các tiêu chuẩn quốc tế như ISO để an tâm về chất lượng.
- Kiểm tra thực tế mẫu bột đá trước khi mua số lượng lớn để đảm bảo sản phẩm phù hợp với quy trình sản xuất của bạn.
Kết luận
Tóm lại, bột đá là một loại khoáng sản tự nhiên quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp để phục vụ cho quá trình sản xuất. Với yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường, các nhà sản xuất bột đá cần không ngừng cải tiến chất lượng, hứa hẹn mang lại những lợi ích vượt trội và đáp ứng được những tiêu chuẩn cao trong ứng dụng.
Tuy nhiên, bột đá rất phổ biến nên có nhiều nơi cung cấp khác nhau, dẫn đến sự bối rối cho người tiêu dùng và thậm chí có nguy cơ mua phải sản phẩm kém chất lượng hoặc bị lừa đảo. Vì vậy, bạn cần thận trọng xem xét kỹ lưỡng các tính chất của bột đá trước khi mua để đảm bảo sản phẩm an toàn và phù hợp với yêu cầu của ngành.